Cầu-na Bạt-đà-la

Cầu-na Bạt-đà-la (394–468) (giản thể: 求那跋陀罗; phồn thể: 求那跋陀羅; bính âm: Qiúnàbátuóluó; Wade–Giles: Ch'iu-na-pa-t'o-lo), Hán dịch theo nghĩa là Công Đức Hiền (功徳賢), là một tăng sĩ dịch kinh vào thời Lưu Tống (劉宋)[1].Sư sinh ở vùng Trung Ấn, sau đó qua Tích Lan, rồi qua Quảng Châu bằng đường biển. Sư tiến hành dịch nhiều kinh luận Đại, Tiểu thừa nhất khi sư ở chùa Kì Hoàn tại Kiến Khang và Tân tự ở Hình Châu. Trong số hơn 30 bản dịch của sư, tác phẩm quan trọng nhất là Tạp A-hàm kinh, kinh Thắng Man, và kinh Nhập Lăng-già sang Hán ngữ – bản dịch thứ hai sau bản của Ðàm-vô-sấm (Dharmaraksa, Hán nghĩa: Trúc Pháp Lan). Các tác phẩm của sư gây ảnh hưởng nhiều đến tư tưởng Phật giáo Đông Á. Sư được vương triều ở Hồ Nam kính trọng.Nhiều nhà nghiên cứu Phật giáo cho rằng, Sư chính là người đề xướng phương pháp tu theo thuyết "Trực chỉ chân tâm, kiến tính thành Phật" – và nếu như vậy, Sư cũng là người sáng lập Thiền tông. Sư mất tại Trung Quốc năm 468, thọ 75 tuổi.